CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
ĐÌNH QUANG

HYPNO

  • 1. Nghị Định số: 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014. Nghị Định số 79 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    CHÍNH PHỦ
    --------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------

    Số: 79/2014/NĐ-CP

    Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2014

     

    NGHỊ ĐỊNH
    QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

    Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

     

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại Việt Nam.

    Điều 3. Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy

    Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, ngành học.

    Điều 4. Phụ lục

    Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục về danh mục cơ sở, dự án, công trình thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và quy cách cờ hiệu, biển hiệu, băng sử dụng trong chữa cháy:

    1. Phụ lục I: Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Phụ lục II: Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

    3. Phụ lục III: Danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng.

    4. Phụ lục IV: Danh mục dự án, công trình do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

    5. Phụ lục V: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

    6. Phụ lục VI: Quy cách các tín hiệu ưu tiên và tín hiệu sử dụng trong chữa cháy.

    Chương II

    PHÒNG CHÁY

    Điều 5. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy

    Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở.

    Điều 6. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

    Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định này nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

    Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

    1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

    b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

    c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

    đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

    e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

    g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

    h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

    i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

    2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

    3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

    Điều 8. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư

    1. Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.

    2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.

    3. Hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    4. Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

    5. Có phương án chữa cháy và thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

    6. Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

    7. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

    Điều 9. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

    1. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    3. Có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình.

    Điều 10. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới

    1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 04 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.

    b) Quy trình vận hành phương tiện; hệ thống điện, nhiên liệu; việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hóa trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    c) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tập kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

    d) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật về chế độ tiền lương và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp.

    đ) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

    2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    a) Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.

    b) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

    3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ phải có giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng).

    Bộ Công an quy định cụ thể mẫu, thủ tục và phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

    Điều 11. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn

    Công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn là cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, ngoài việc đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

    1. Đối với công trình cao tầng có chiều cao trên 09 tầng hoặc từ 25 m trở lên:

    a) Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

    b) Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.

    2. Đối với nhà khung thép mái tôn có diện tích vượt quá diện tích khoang ngăn cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các điều kiện sau:

    a) Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

    b) Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhằm hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.

    Điều 12. Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

    Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các nội dung sau:

    1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.

    2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.

    3. Phải có hệ thống cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.

    4. Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết và phù hợp với quy hoạch để bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

    5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 13. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng công trình

    Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các nội dung sau:

    1. Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.

    2. Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.

    3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    4. Lối thoát nạn (cửa, lối đi, hành lang, cầu thang thoát nạn), thiết bị chiếu sáng, thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.

    5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.

    6. Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

    7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 14. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng

    1. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoản kinh phí cho hạng mục phòng cháy và chữa cháy tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc lập dự án thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng và kinh phí để duy trì hoạt động của lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án quy hoạch, dự án đầu tư và thiết kế công trình.

    Điều 15. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

    1. Thiết kế quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình, (sau đây gọi chung là dự án, công trình), phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải thuộc mọi nguồn vốn đầu tư phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. Việc lập dự án, thiết kế công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phải do đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện.

    2. Đối tượng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

    a) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng.

    b) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải.

    3. Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

    Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo, cụ thể như sau:

    a) Đối với dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm:

    - Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

    - Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;

    - Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này.

    b) Đối với thiết kế cơ sở, hồ sơ gồm:

    - Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

    - Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;

    - Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

    - Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.

    c) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ gồm:

    - Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

    - Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;

    - Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

    - Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.

    d) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng công trình, hồ sơ gồm:

    - Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);

    - Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;

    - Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.

    đ) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm:

    - Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

    - Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện;

    - Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;

    - Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.

    4. Trình tự thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy

    a) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình.

    Đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1: 500 của dự án thiết kế quy hoạch và hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, công trình, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.

    b) Công trình có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại các Mục 14, 16 và 20 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trước khi tiến hành thiết kế công trình.

    c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

    5. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

    Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

    a) Dự án thiết kế quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc.

    b) Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc.

    c) Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C.

    d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C.

    Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

    đ) Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.

    6. Dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải thiết kế bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

    7. Nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án thiết kế quy hoạch phải theo đúng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này; đối với thiết kế công trình phải theo đúng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.

    Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt dự án và cấp giấy phép xây dựng.

    8. Bộ Công an quy định về phân cấp thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn nội dung và trình tự thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

    9. Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Công an quy định việc thu và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án, công trình và phương tiện giao thông cơ giới.

    Điều 16. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình

    1. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới:

    a) Lập dự án thiết kế theo đúng quy định, tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này. Trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

    b) Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại.

    c) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

    d) Đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện phải thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    đ) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

    2. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn dự án và giám sát thi công:

    Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong việc thực hiện các nội dung về phòng cháy và chữa cháy theo cam kết trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn.

    3. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:

    a) Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình.

    b) Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình.

    c) Tham gia nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng:

    a) Thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt.

    b) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công đến khi bàn giao công trình.

    c) Lập hồ sơ hoàn công; chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để phục vụ công tác nghiệm thu và tham gia nghiệm thu công trình.

    5. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án và cơ quan cấp giấy phép xây dựng:

    a) Cơ quan phê duyệt dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, trước khi phê duyệt thì tùy từng dự án, công trình phải có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng, văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

    b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng, trước khi cấp giấy phép có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư xuất trình giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

    6. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:

    a) Xem xét, trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch, hồ sơ thiết kế cơ sở; chấp thuận địa điểm xây dựng công trình; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

    b) Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng.

    c) Kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

    Điều 17. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

    1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận, của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

    2. Thủ tục nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:

    a) Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và trước khi đưa vào sử dụng chủ đầu tư, chủ phương tiện phải thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    b) Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm:

    - Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

    - Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới;

    - Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

    - Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;

    - Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;

    - Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.

    Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

    c) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:

    - Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị;

    - Kiểm tra việc thi công, lắp đặt phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới theo thiết kế đã thẩm duyệt;

    - Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi xét thấy cần thiết.

    d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    đ) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.

    Điều 18. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy

    1. Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:

    a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

    b) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của từng đối tượng quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

    c) Việc chấp hành các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật có liên quan và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

    2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo quy định sau đây:

    a) Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

    b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

    c) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

    3. Bộ Công an quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 19. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy

    1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:

    a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ).

    b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không khắc phục hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy mà tiếp tục vi phạm.

    2. Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó.

    3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.

    4. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.

    5. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản; trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và ngay sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản.

    Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiển hoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.

    6. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được quy định như sau:

    a) Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước.

    b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.

    c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân.

    d) Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ.

    7. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu quyết định và thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.

    Điều 20. Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân

    1. Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì phải làm đơn gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động.

    2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân đã bị đình chỉ hoạt động, nếu sau đó đáp ứng đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy và muốn hoạt động trở lại thì phải làm đơn gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động.

    3. Quyết định phục hồi hoạt động được thể hiện bằng văn bản; trường hợp người có thẩm quyền sau khi quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được loại trừ hoặc khắc phục xong thì có thể quyết định phục hồi hoạt động bằng lời nói.

    4. Người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có quyền quyết định phục hồi hoạt động.

    5. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu quyết định và thủ tục phục hồi hoạt động.

    Chương III

    CHỮA CHÁY

    Điều 21. Phương án chữa cháy

    1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:

    a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

    b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.

    c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

    2. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy:

    a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản Iý của mình (sau đây gọi là phương án chữa cháy của cơ sở). Người đứng đầu cơ sở hạt nhân có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, khu dân cư thuộc danh mục do Bộ Công an quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng phương án chữa cháy cho khu dân cư, cơ sở do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an.

    b) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương (sau đây gọi là phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy).

    Bộ Công an quy định danh mục cơ sở, khu dân cư do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.

    c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án chữa cháy để huy động, tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi có cháy lớn, cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản xảy ra trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở hạt nhân chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử; có trách nhiệm xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy đối với cơ sở, rừng trên địa bàn cấp xã giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    đ) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở hạt nhân và cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử.

    e) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

    3. Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm a và c Khoản 2 Điều này được quản lý tại cơ sở và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn; phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm b và d Khoản 2 Điều này được quản lý tại đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và sao gửi cho cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng phương án chữa cháy. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.

    4. Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:

    a) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập ít nhất mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.

    b) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập khi có yêu cầu.

    c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Đối với phương án quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này trước khi tổ chức thực tập phải có sự trao đổi thống nhất với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để huy động lực lượng, phương tiện tham gia.

    d) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

    5. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.

    6. Bộ Công an quy định mẫu phương án chữa cháy của cơ sở và mẫu phương án của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; quy định thẩm quyền phê duyệt, thời hạn thực tập phương án chữa cháy; quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan khi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức xây dựng phương án chữa cháy; quy định chế độ thực tập phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 22. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy

    1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:

    a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.

    b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.

    c) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.

    2. Cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên của mình.

    3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy và có sức khỏe phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

    4. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 23. Huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy

    1. Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huy đơn vị quân đội khi nhận được lệnh huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền để tổ chức thực hiện.

    Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết việc huy động người và phương tiện của quân đội để chữa cháy và phục vụ chữa cháy.

    2. Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháy và phục vụ chữa cháy:

    a) Xe quân sự, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.

    b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

    c) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

    d) Đoàn xe có Cảnh sát dẫn đường.

    đ) Đoàn xe tang.

    e) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.

    3. Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy trừ những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật.

    Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an về những tổ chức quốc tế; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.

    Điều 24. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy

    1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được quy định như sau:

    a) Người chỉ huy chữa cháy là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải báo cho người có thẩm quyền huy động để quyết định.

    b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi địa bàn quản lý. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.

    c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết.

    2. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng lệnh huy động lực lượng, phương tiện, tài sản để chữa cháy và thủ tục huy động.

     

    Điều 25. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy

    Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy. Trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị mất, bị hư hỏng; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.

    Điều 26. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiện được huy động chữa cháy và tham gia chữa cháy

    1. Các xe, tàu, máy bay và các phương tiện giao thông khác của lực lượng Cảnh, sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.

    Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.

    2. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người có trách nhiệm liên quan giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.

    Điều 27. Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy

    Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy, gồm có:

    1. Cờ hiệu chữa cháy, cờ hiệu ban chỉ huy chữa cháy.

    2. Băng chỉ huy chữa cháy.

    3. Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy.

    4. Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy.

    Quy cách cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

    Điều 28. Người chỉ huy chữa cháy

    1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người chỉ huy chữa cháy phải là người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.

    2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.

    3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở, thôn, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.

    4. Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 29. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy

    1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:

    a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy.

    b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy.

    c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự.

    d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế.

    đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.

    e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.

    g) Tổ chức thông tin về vụ cháy.

    h) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.

    2. Nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy là tổ chức thực hiện việc huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cần chữa cháy, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.

    3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều này.

    Điều 30. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy

    Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:

    1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.

    2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị nếu không có các biện pháp ngăn, chặn kịp thời.

    3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.

     

     

    Điều 31. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên các cơ quan này

    1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào trụ sở của các cơ quan sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó:

    a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.

    b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự trong đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.

    c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc.

    d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ước ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức này có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.

    2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại Khoản 1 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan.

    3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào nhà ở của những người sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:

    a) Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam.

    b) Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.

    4. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của các thành viên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 3 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.

    5. Bộ Ngoại giao thông báo cho Bộ Công an về các đối tượng được quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 và Điểm b Khoản 3 Điều này.

    Chương IV

    TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

    Điều 32. Tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

    1. Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây viết gọn là thôn) có trách nhiệm đề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn. Đối với thôn có địa bàn rộng thì đội dân phòng có thể gồm nhiều tổ dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng.

    2. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy, có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành hoạt động theo chế độ chuyên trách. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.

    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

    3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

    4. Tổ chức, biên chế đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành:

    a) Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 người, trong đó có đội trưởng và có từ 01 đến 02 đội phó.

    b) Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được biên chế từ 10 đến 25 người trong đó có đội trưởng và có từ 02 đến 03 đội phó.

    c) Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

    Điều 33. Phòng cháy và chữa cháy tình nguyện

    1. Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn.

    Tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn.

    2. Tổ chức, cá nhân khi đã đăng ký tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo của Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoặc người có thẩm quyền khác theo quy định.

    Điều 34. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

    1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành, được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy theo nội dung sau đây:

    a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.

    b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

    c) Biện pháp phòng cháy.

    d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.

    đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

    e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải có trình độ từ trung cấp phòng cháy và chữa cháy trở lên và được đào tạo kiến thức chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

    3. Bộ Công an hướng dẫn chi tiết chương trình và nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể việc cấp và mẫu giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, tổ chức bồi dưỡng theo nội dung, chương trình cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.

    Điều 35. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

    1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:

    a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,5 ngày lương cơ sở.

    b) Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,75 ngày lương cơ sở.

    c) Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 01 ngày lương cơ sở. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên.

    d) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

    đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh.

    e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.

    2. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng nhưng không thấp hơn 25% lương cơ sở.

    3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,3 lương cơ sở.

    4. Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 1,5 ngày lương cơ sở; cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,5 ngày lương.

    5. Đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

    6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể Điểm d, đ và e Khoản 1 và Khoản 4, 5 Điều này.

    Điều 36. Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy

    1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:

    a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình.

    b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.

    c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.

    2. Khi nhận được quyết định điều động tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành.

    3. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng quyết định điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy và thủ tục điều động.

    Điều 37. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

    Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy; được hưởng chế độ theo danh mục ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của Nhà nước. Công nhân viên thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng chế độ, chính sách nhưđối với công nhân viên Công an

     

    Chương V

    PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

    Điều 38. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy

    1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

    2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe, tàu, máy bay chữa cháy.

    3. Xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe phun chất chữa cháy, xe chở lực lượng và phương tiện chữa cháy, xe chở nước, xe thang chữa cháy và các phương tiện giao thông cơ giới khác sử dụng vào mục đích chữa cháy và phục vụ chữa cháy.

    4. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

    a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy.

    b) Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.

    5. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

    6. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy lắp ráp, hoán cải trong nước phải được phép của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền và phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

    Điều 39. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

    Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các phương tiện, thiết bị khác bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu người trong mọi tình huống và trong mọi lĩnh vực, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.

    Bộ Công an quy định định mức, tiêu chuẩn trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 40. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

    1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:

    a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị.

    b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

    c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp.

    d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

    2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.

    3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này.

    4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều này.

    5. Bộ Công an quy định chế độ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

     

     

    Chương VI

    KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

    Điều 41. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

    1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Doanh nghiệp, cơ sở phải có cá nhân đủ điều kiện hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:

    a) Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm b, c Khoản 3 Điều 47 Nghị định này.

    b) Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 4 Điều 47 Nghị định này.

    3. Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 42. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

    1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.

    3. Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 43. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy

    1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy.

    3. Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 44. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy

    1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.

    3. Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 45. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy

    1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Có ít nhất 02 người có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.

    3. Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 46. Điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

    Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Có văn bằng, chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.

    2. Hoạt động cho một doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 47. Văn bằng, chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

    1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy gồm:

    a) Bằng đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.

    b) Bằng cao đẳng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.

    c) Bằng trung cấp chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy gồm:

    a) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

    b) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

    c) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy.

    d) Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy.

    đ) Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

    e) Chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy.

    3. Điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:

    a) Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.

    b) Cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:

    - Có trình độ đại học về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;

    - Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định hoặc tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy và đã tham gia thực hiện thiết kế ít nhất 05 công trình.

    c) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:

    - Có trình độ trung cấp về phòng cháy và chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn giám sát và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;

    - Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.

    d) Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:

    - Có trình độ trung cấp về phòng cháy và chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;

    - Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

    4. Cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

    b) Đã thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 công trình.

    Điều 48. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

    1. Hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

    a) Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

    b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở.

    c) Danh sách cá nhân có chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp, cơ sở; có kèm theo bản sao chứng chỉ và bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân.

    d) Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân.

    đ) Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải hoàn thành việc xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho doanh nghiệp, cơ sở. Trường hợp không đủ điều kiện để xác nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

    3. Doanh nghiệp, cơ sở chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 49. Quản lý, sử dụng, đổi, cấp lại, thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

    1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm quản lý giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

    2. Khi doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy không còn giá trị sử dụng; trường hợp ngừng hoạt động thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ngừng hoạt động, phải nộp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp trước đó; trường hợp tạm ngừng hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp trước đó biết về lý do, thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

    3. Trường hợp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị mất, hỏng; doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đó phải làm văn bản đề nghị gửi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp giấy xác nhận trước đó để cấp lại hoặc đổi giấy xác nhận mới.

    4. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị thu hồi trong các trường hợp sau:

    a) Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

    b) Không bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này.

    Điều 50. Xử lý đối với doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy trước ngày Nghị định này có hiệu lực

    1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để được xác nhận và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

    2. Sau 36 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu doanh nghiệp, cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này thì phải chấm dứt kinh doanh về lĩnh vực này.

    3. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy không phải do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp thì phải làm thủ tục để được cấp đổi chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 47 Nghị định này.

    Chương VII

    ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

    Điều 51. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

    1. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau đây:

    a) Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

    b) Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

    c) Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

    d) Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.

    đ) Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.

    2. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    Điều 52. Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

    1. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

    Hàng năm Nhà nước bảo đảm và bố trí riêng ngân sách cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Bộ Công an lập kế hoạch ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy và giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện; Ủy ban nhân dân các cấp phải lập kế hoạch ngân sách quốc phòng và an ninh bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy của địa phương.

    2. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

    3. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau:

    a) Hoạt động thường xuyên của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

    b) Trang bị, đổi mới và hiện đại hóa phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

    4. Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy trong ngân sách quốc phòng và an ninh của Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm:

    a) Hoạt động thường xuyên của lực lượng dân phòng; hỗ trợ thường xuyên cho Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng.

    b) Mua sắm thiết bị bảo hộ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng.

    Điều 53. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

    1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ trong các lĩnh vực sau đây:

    a) Hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

    b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

    c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức phòng cháy và chữa cháy.

    d) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

    2. Nhà nước khuyến khích nghiên cứu sản xuất, lắp ráp trong nước, xuất khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của Nhà nước.

     

    Chương VIII

    TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

    Điều 54. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

    1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình.

    2. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

    3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

    4. Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

    5. Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.

    6. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; thống kê, báo cáo Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Công an

    Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

    1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc.

    2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

    3. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy.

    4. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về phòng cháy và chữa cháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền.

    5. Thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định và chứng nhận phù hợp đối với thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, vật liệu chống cháy.

    6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

    7. Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.

    8. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về trang bị, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

    9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạo cán bộ chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy.

    10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

    11. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

    12. Kiểm tra hoạt động bảo hiểm, cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

    13. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

     

     

    Điều 56. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

    a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.

    b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

    c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

    d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

    đ) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

    e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.

    g) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.

    h) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:

    a) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

    b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

    c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn.

    d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định.

    đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.

    e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.

    g) Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.

    h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

     

    Chương IX

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 57. Hiệu lực thi hành

    Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014 và thay thế Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 58. Hướng dẫn thi hành

    1. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Tài chính, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - Ngân hàng Chính sách xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, NC (3b).

    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Tấn Dũng

     

     

     

  • 2. Thông tư số 47/2015/TT-BCA: Thông tư hướng dẫn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

    BỘ CÔNG AN
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
    ---------------

    Số: 47/2015/TT-BCA

    Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2015

     

    THÔNG TƯ

    HƯỚNG DẪN VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH VŨ TRƯỜNG, KARAOKE

    Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

    Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);

    Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (sau đây viết gọn là Nghị định số 103/2009/NĐ-CP);

    Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

    Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư hướng dẫn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này hướng dẫn về bảo đảm an toàn, thiết kế, thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra an toàn, các biện pháp về phòng cháy, trang bị phương tiện, tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; bảo đảm chữa cháy, cứu nạn khi xảy ra cháy và trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Thông tư này áp dụng đối với:

    1. Cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke đặt tại công trình cao tầng; cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke khác.

    2. Công an các đơn vị, địa phương.

    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

    Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke

    1. Tuân thủ quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

    3. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke trong công tác quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

    Chương II

    CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH VŨ TRƯỜNG, KARAOKE

    Điều 4. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

    1. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:

    a) Thiết kế bậc chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình. Đường giao thông và khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy giữa cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke với các công trình khác được thực hiện theo quy định tại QCVN 06: /BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (sau đây viết gọn là QCVN 06: /BXD); trong đó, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc nhóm công trình công cộng. Trường hợp cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke bố trí liền kề với các công trình khác thì tường ngoài tiếp giáp với công trình đó là tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa lớn hơn hoặc bằng 150 phút.

    b) Kết cấu xây dựng của công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định tại QCVN 06: /BXD.

    c) Về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan

    - Diện tích cho phép lớn nhất của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke được xác định như nhóm công trình công cộng theo quy định tại QCVN 06: /BXD;

    - Chiều cao cho phép của công trình phụ thuộc vào bậc chịu lửa của công trình theo quy định tại QCVN 06: /BXD, nhưng không vượt quá 50 m;

    - Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng tập trung đông người được thiết kế bằng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu không cháy hoặc khó cháy;

    - Việc bố trí công năng và bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư trong công trình bảo đảm khả năng ngăn cản sự lan truyền của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy khi xảy ra cháy trong một gian phòng, giữa các gian phòng với nhau, giữa các nhóm gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, giữa các tầng, các khoang cháy và giữa các tòa nhà;

    - Các bộ phận ngăn cháy của công trình như tường, vách ngăn cháy, sàn ngăn cháy, vùng ngăn cháy, khoang ngăn cháy, lỗ cửa và cửa ngăn cháy được làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa theo quy định tại QCVN 06: /BXD.

    d) Hệ thống âm thanh, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện và việc bố trí thiết bị này trong công trình bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy.

    đ) Lối thoát nạn của công trình bảo đảm theo quy định tại QCVN 06: /BXD; trong đó, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc nhóm nhà F2.1.

    e) Khi thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định tại QCVN 17: /BXD - Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín cả nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công.

    g) Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn bảo đảm theo quy định tại TCVN 3890: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng (sau đây viết gọn là TCVN 3890:).

    h) Hệ thống hút khói, điều áp, thông gió bảo đảm theo các quy định tại QCVN 06: /BXD và TCVN 5687: Thông gió điều hòa không khí - tiêu chuẩn thiết kế.

    i) Phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

    k) Thực hiện các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy có liên quan và phù hợp với quy mô tính chất hoạt động của từng cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

    2. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke đặt tại công trình cao tầng được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với công năng của công trình đó và bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và khoản 1 Điều 11 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

    3. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke không thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

    Điều 5. Thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

    Cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 17 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

    Điều 6. Các biện pháp về phòng cháy

    Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện các biện pháp về phòng cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý trong suốt quá trình hoạt động, cụ thể:

    1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất dễ gây cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt

    2. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này.

    3. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

    Điều 7. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

    1. Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

    2. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn tại khoản 1 Điều này được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

    Điều 8. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy

    Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý, cụ thể như sau:

    1. Trang bị phương tiện chữa cháy

    Cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke trang bị bình bột chữa cháy xách tay loại có khối lượng chất bột chữa cháy ABC bằng hoặc lớn hơn 4kg, hoặc bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại có khối lượng chất chữa cháy bằng hoặc lớn hơn 5kg, bảo đảm 01 bình/50 m2 và bán kính bảo vệ của một bình nhỏ hơn hoặc bằng 15 m.

    2. Trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, cụ thể:

    a) Trang bị hệ thống báo cháy tự động đối với cơ sở có diện tích sử dụng từ 200 m2 hoặc khối tích từ 1000 m3 trở lên.

    b) Trang bị hệ thống chữa cháy tự động đối với:

    - Cơ sở khung thép mái tôn có diện tích từ 1200 m2 trở lên;

    - Cơ sở có 01 hoặc 02 tầng có diện tích từ 3500 mtrở lên;

    - Cơ sở cao từ 3 tầng trở lên.

    c) Trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà đối với cơ sở có khối tích từ 5.000 m3 trở lên hoặc cơ sở thuộc diện phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động.

    3. Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này được bố trí cạnh lối ra, vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang hoặc những nơi dễ thấy, dễ sử dụng. Riêng hệ thống chuông báo cháy hoặc hệ thống phát thanh báo cháy được trang bị tới từng phòng của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy được kiểm tra chất lượng theo định kỳ cho từng loại.

    4. Tiêu chuẩn, chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hiện hành (TCVN 7062: (ISO 7165), chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Đặc tính và cấu tạo; TCVN 7027: (ISO 11601), chữa cháy - Xe đẩy chữa cháy - Đặc tính và cấu tạo; TCVN 5738: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 7336: Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt; TCVN 3890: ).

    Điều 9. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy

    1. Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

    2. Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke chấp hành việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền; cụ thể:

    a) Xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

    b) Tham gia đoàn kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở do mình quản lý khi có yêu cầu.

    c) Tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền.

    d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 10. Tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke

    Tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

    Điều 11. Bảo đảm chữa cháy và cứu nạn khi xảy ra cháy

    1. Khi xảy ra cháy, người phát hiện thấy cháy bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

    2. Chủ cơ sở hoặc người được giao quản lý cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý để dập tắt đám cháy và thực hiện các quy định sau đây:

    a) Tập trung cứu người, cứu tải sản và ngăn chặn cháy lan.

    b) Tổ chức bảo vệ tài sản, hàng hóa tại khu vực cháy.

    c) Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy (nếu có).

    d) Tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin có liên quan về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Điều 12. Bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy tại nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng có tổ chức kinh doanh vũ trường, karaoke

    Nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP có tổ chức hoạt động kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn tại Thông tư này.

    Chương III

    TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

    Điều 13. Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke

    1. Bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn tại Thông tư này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.

    3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho người lao động làm việc tại cơ sở; tổ chức huấn luyện cho người lao động làm việc tại cơ sở biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được trang bị.

    4. Trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy.

    5. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định.

    6. Chấp hành việc hướng dẫn, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền.

    7. Báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

    8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 14. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương

    1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

    2. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke theo quy định của pháp luật.

    3. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

    4. Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên trực tiếp về công tác quản lý phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc phạm vi quản lý.

    5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

    Chương IV

    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Điều 15. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 12 năm 2015.

    2. Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đang hoạt động kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn tại Thông tư này.

    Điều 16. Trách nhiệm thi hành

    1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

    2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

    3. Đề nghị thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện các hướng dẫn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc phạm vi quản lý.

    Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.

     


    Nơi nhận:
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
    - Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp:
    - Công báo;
    - Website Chính phủ;
    - Lưu: VT, V19. C66.

    BỘ TRƯỞNG




    Đại tướng Trần Đại Quang

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    MỤC LỤC

    Chương I.QUY ĐỊNH CHUNG............................................................................................. 1

    Điều 1.Phạm vi điều chỉnh.................................................................................................. 1

    Điều 2.Đối tượng áp dụng.................................................................................................. 1

    Điều 3.Nguyên tắc bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.............................................................................................................................................. 2

    Chương II.CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH VŨ TRƯỜNG, KARAOKE.................................................................. 2

    Điều 4.Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy................................................................2

    Điều 5.Thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy................ 3

    Điều 6.Các biện pháp về phòng cháy................................................................................... 3

    Điều 7.Đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy....................................................... 4

    Điều 8.Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy..................................................... 4

    Điều 9.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy........................................................ 4

    Điều 10.Tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke................................................................................................................................. 5

    Điều 11.Bảo đảm chữa cháy và cứu nạn khi xảy ra cháy................................................... 5

    Điều 12.Bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy tại nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng có tổ chức kinh doanh vũ trường, karaoke...................................... 5

    Chương III.TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY  5

    Điều 13.Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke................................. 5

    Điều 14.Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương................................................ 6

    Chương IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN................................................................................... 6

    Điều 15.Hiệu lực thi hành................................................................................................... 6

    Điều 16.Trách nhiệm thi hành............................................................................................. 6

     

  • 3. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890 - 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

    TCVN

                     TIÊU CH U Ẩ N Q U Ố C G I A

     

     

     

     

    TCVN 3890 : 2009

    Xuất bản lần 2

    PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH - TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

     

    Fire protection equipments for construction and building – Providing, installation, inspection, maintenance

     

    HÀ NỘI - 2009

    Lời nói đầu

    TCVN 3890 : 2009 thay thê cho TCVN 3890 : 1984.

    TCVN 3890 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 21 Phòng cháy chữa cháy và Bộ Công an phối hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.


     

    TIÊU CHUẨN QUỐC GIA      TCVN 3890:2009

     

    Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng

    Fire protection equipments for construction and building – Providing, installation, inspection, maintenance

    1 Phạm vi áp dụng

    1.1   Tiêu chuẩn này quy định về trang bị và những yêu cầu cơ bản ñối với việc bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. đối với nhà và công trình đặc thù chuyên ngành có yêu cầu phòng cháy chữa cháy đặc biệt, như cơ sở sản xuất, kho chứa hoá chất độc hại, vật liệu nổ, cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kho chứa nhiên liệu lớn; công trình đường hầm, khai khoáng, hầm mỏ; công trình trên biển thì ngoài việc tuân theo các quy định của Tiêu chuẩn này, cần tuân theo các quy định ở các tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan.

    Nhà, công trình và phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình không được quy định trong Tiêu chuẩn này sẽ do cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền quyết định.

    2 Tài liệu viện dẫn

    Các tài liệu viện dẫn dưới đây là rất quan trọng khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).

    TCVN 4513 Cấp nước bên trong -Tiêu chuẩn thiết kế.

    TCVN 4878 (ISO 3941: 2007) Phân loại cháy.

    TCVN 5684 An toàn cháy các công trình xăng dầu - Yêu cầu chung.

    TCVN 5760 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.

    TCVN 2622 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế. TCVN 6101 ISO 6183:1990 Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy cacbon dioxit thiết kế và lắp đặt.

    TCVN 5738 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật

    TCVN 6305 (ISO 6182-1:1993). Phòng cháy và chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu và biện pháp thử.

    TCVN 4530 Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế.

    TCVN 5307 Kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế.

    TCVN 7026 (ISO 7165:1999) Chữa cháy-Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo.

    TCVN 7027 (ISO 11601:1999) Chữa cháy-Xe đẩy chữa cháy - Tính năng và cấu tạo.

    TCVN 7161-1 (ISO 14520-1:2000). Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. Phần 1: Yêu cầu chung.

    TCVN 7336 Hệ thống Sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

    TCVN 7435-1 (ISO 11602-1:2000) Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe ñẩy chữa cháy. Phần 1: Lựa chọn và bố trí.

    TCVN 7435-2 (ISO 11602-2:2000) Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng.

    3 Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

    3.1 Phương tiện phòng cháy chữa cháy

    Gồm các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.

    3.2 Hệ thống họng nước chữa cháy cho nhà và công trình

    Hệ thống cấp nước đến các họng nước chữa cháy được lắp đặt sẵn cho nhà và công trình đảm bảo lưu lượng và cột áp dùng trong chữa cháy.

    3.3 Họng nước chữa cháy

    Tổng hợp các thiết bị chuyên dùng gồm van khóa, vòi, lăng phun được lắp đặt sẵn để triển khai đưa nước đến đám cháy.

    3.4 Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

    Hệ thống các thiết bị chuyên dùng được lắp đặt sẵn ngoài nhà để cấp nước phục vụ cho công tác chữa cháy.

     3.5 Bình chữa cháy tự động

    Bình chữa cháy hoạt động theo nguyên lý tự động được treo hoặc đặt trong khu vực cần bảo vệ.

    3.6 Bình chữa cháy có bánh xe (xe đẩy chữa cháy - theo TCVN 7027:2002) Bình chữa cháy có khối lượng lớn hơn 25 kg nhưng không quá 450 kg được thiết kế đặt trên các bánh xe để một người có thể di chuyển và thao tác vận hành chữa cháy.

    3.7 Khoảng cách di chuyển bình chữa cháy

    Khoảng cách di chuyển thực tế lớn nhất từ vị trí để bình chữa cháy đến vị trí cần bảo vệ.

    3.8 Dụng cụ chữa cháy thô sơ

    Các dụng cụ, vật liệu thông thường được sử dụng chuyên dùng trong công tác chữa cháy

    4 Qui định chung

    4.1 Nhà, công trình, bộ phận công trình, phòng, buồng và thiết bị (sau đây gọi chung là nhà và công trình) không phụ thuộc vào chủ sở hữu và đơn vị chủ quản theo pháp nhân phải trang bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Tiêu chuẩn này.

    4.2 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được quy định trong Tiêu chuẩn này gồm:

    - Bình chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;

    - Hệ thống báo cháy tự động;

    - Hệ thống chữa cháy: các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt, khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;

     - Phương tiện chữa cháy cơ giới: xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;

    - Phương tiện cứu người trong đám cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;

    - Phương tiện bảo hộ chống khói: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;

    - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;

    - Dụng cụ phá dỡ thông thường: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;

    - Dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay...

    - Chất chữa cháy: nước, bọt, bột, khí

    4.3 Lựa chọn loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương pháp chữa cháy, loại chất chữa cháy, hệ thống chữa cháy phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cháy của nhà, công trình, với từng loại đám cháy, với khả năng, hiệu quả của từng loại chất chữa cháy và phương tiện chữa cháy. Hiệu quả chữa cháy của từng loại chất chữa cháy được quy định trong 4.5 và trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.

    4.4 Phân loại cháy theo quy định của TCVN 4878.

    4.5 Hiệu quả chữa cháy của các chất chữa cháy quy định tại Bảng 1.

    Bảng 1

    Chất chữa cháy

    Hiệu quả chữa cháy các loại đám cháy

    A

    B

    C

    D

    A1

    A2

    B1

    B2

    D1

    D2

    D3

    Nước

    ++

    -

    -

    -

    Bọt

    Bọt có bội số nở cao

    ++

    +

    -

    -

    -

    Bọt có bội số nở thấp và trung bình

    -

    ++

    +

    -

    -

    Khí

    CO2

    -

    +

    +

    -

    Nitơ,FM200, Inergen, Argon…

    +

    +

    +

    -

    Bột

    Bột BC

    -

    ++

    ++

    -

    Bột ABC

    +

    -

    Bột ABCD

    ++

    -

                         

    Chú thích:

    Dấu “++” Rất hiệu quả

    Dấu “+” Chữa cháy thích hợp

    Dấu “-” Chữa cháy không thích hợp

    Bột BC Bột dùng chữa các đám cháy có ký hiệu B,C.

    Bột ABC Bột dùng chữa các đám cháy có ký hiệu A,B,C.

    Bột ABCD Bột dùng chữa các đám cháy có ký hiệu A,B,C và D.

    4.6 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được định kỳ kiểm tra theo quy định. Kết quả kiểm tra ñược ghi vào sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Mẫu sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục A.

    4.7 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được định kỳ bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo quy định của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy hoặc theo tiêu chuẩn này. Trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện phòng cháy và chữa cháy đang ở vị trí thường trực phải có phương án bố trí phương tiện thay thế tương ứng đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình.

    4.8 Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy phải do các tổ chức chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thực hiện. Những người làm việc này phải được huấn luyện và có trình ñộ chuyên môn phù hợp.

    5 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy

    5.1 Trang bị, bố trí bình chữa cháy

    5.1.1 Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.

    5.1.2 Các bình chữa cháy tự động được trang bị cho các khu vực có nguy hiểm cháy không thường xuyên có người hoặc con người không thể đi vào được. Bố trí bình chữa cháy tự ñộng phù hợp với diện tích bảo vệ và chiều cao treo hoặc đặt của từng loại bình.

    5.1.3 Tính toán trang bị, bố trí bình chữa cháy trên cơ sở ñịnh mức trang bị bình chữa cháy và khoảng cách di chuyển thực tế từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ ñược quy định tại Bảng 2.

     

     

    Bảng 2

     

    Mức nguy hiểm cháy

    Định mức trang bị

    Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe

    Đối với đám cháy chất rắn

    Đối với đám cháy chất lỏng

    Thấp

    1 bình/150m2

    20 m

    15 m

    Trung bình

    1 bình/75m2

    20 m

    15 m

    Cao

    1 bình/50m2

    15 m

    15 m

    Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).

    5.1.4 Bình chữa cháy trang bị theo quy định tại 5.1.1 có chất chữa cháy phù hợp với yêu cầu tại 4.5 và có khối lượng hoặc thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định tại Bảng 3 và Bảng 4.

    a) Đối với đám cháy chất rắn.

     

    Bảng 3

    Mức nguy hiểm cháy

    Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy, G

    Bột, Kg

    Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia, lít

    Chất khí chữa cháy sạch, kg

    Thấp

    G2

    G6

    G6

    Trung bình

    G4

    G6

    G8

    Cao

    G6

    -

    -

     

    Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).

    b) Đối với đám cháy chất lỏng, chất khí.

    Bảng 4

     

    Mức nguy hiểm cháy

    Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy, G

    Bột, Kg

    Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia, lít

    Chất khí chữa cháy sạch, kg

    Cacbon dioxit, kg

    Thấp

    G4

    G5

    G4

    G5

    Trung bình

    G6

    G9

    G9

     

    Cao

    G15

    G25

     

     

    Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).

    5.1.5 Đối với khu vực có diện tích hẹp và dài hoặc khu vực có nhiều cấp sàn khác nhau, gần kề nhau thì việc trang bị bình chữa cháy vẫn phải đảm bảo khoảng cách di chuyển từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ của một bình không vượt quá quy định tại 5.1.3.

    5.1.6 Trên cùng một sàn hoặc tầng nhà, nếu mặt bằng được ngăn thành các khu vực khác nhau bởi tường, vách, rào hoặc các vật cản khác không có lối đi qua lại thì việc trang bị bình chữa cháy phải riêng biệt và đảm bảo theo quy định tại 5.1.3 và 5.1.4.

    5.1.7 Phải có số lượng bình chữa cháy dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình để trang bị thay thế khi cần thiết.

    5.1.8 Bình chữa cháy được bố trí ở vị trí thiết kế. Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ.

    5.1.9 Bình chữa cháy phải đảm bảo tính năng và cấu tạo được quy định tại TCVN 7026 (ISO 7165); TCVN 7027 (ISO 11601).

    5.1.10 Ngoài những quy định trong tiêu chuẩn này, việc lựa chọn, bố trí bình chữa cháy còn phải thực hiện theo quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1). 5.2 Kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy

    5.2.1 Kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy được quy định tại TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).

     5.2.2 Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy được ghi vào sổ theo dõi (Phụ lục A) và thẻ theo dõi gắn theo từng bình chữa cháy (Phụ lục B).

     

    6 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động

    6.1 Trang bị, bố trí hệ thống báo cháy tự ñộng

    6.1.1 Hệ thống báo cháy tự động được cấu thành từ các bộ phận cơ bản như: trung tâm báo cháy, ñầu báo cháy, nút ấn báo cháy, thiết bị báo bằng âm thanh và ánh sáng, các thiết bị liên kết và nguồn điện. Mỗi bộ phận của hệ thống phải ñảm bảo có đủ chức năng cơ bản và phải tích hợp liên kết thành hệ thống báo cháy hoàn chỉnh.

    6.1.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động được quy định tại TCVN 5738.

    6.1.3 Các loại nhà và công trình phải trang bị hệ thống báo cháy tự động:

    a) Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m 3 trở lên;

    b) Khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên;

    c) Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích 5.000 m3 trở lên;

    d) Trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà điều dưỡng từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1000 m3 trở lên; cơ sở y tế khám, chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên;

    đ) Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; vũ trường; câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và những công trình công cộng khác có diện tích từ 200 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên; e) Chợ, trung tâm thương mại thuộc loại kiên cố và bán kiên cố

    g) Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm;

    h) Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên; i) Cảng hàng không; nhà ga đường sắt loại 1 (ga hàng hoá và ga hành khách); Nhà để xe ôtô, xe máy có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;

    k) Nhà sản xuất, công trình sản xuất có chất, hàng hoá cháy được với khối tích từ 5.000 m3 trở lên;

    l) Nhà máy điện; trạm biến áp đặt trong nhà;

    m) Kho, cảng xuất nhập xăng dầu, khí đốt hoá lỏng;

    n) Kho hàng hoá, vật tư có nguy hiểm cháy khác với khối tích từ 1.000 m3 trở lên;

    o) Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực;

    p) Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;

    q) Các công trình ngầm có nguy hiểm cháy nổ, tầng hầm.

    6.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động

    6.2.1 Hệ thống báo cháy tự động sau khi được lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống báo cháy tự động chỉ cho phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

    6.2.2 Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất hai lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và thử khả năng hoạt động của tất cả các thiết bị của hệ thống.

    6.2.3 Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự động được thực hiện tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Việc bảo dưỡng phải bao gồm kiểm tra tổng thể sự hoạt động của tất cả thiết bị của hệ thống.

    7 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động

    7.1 Trang bị, bố trí hệ thống chữa cháy tự động

    7.1.1 Hệ thống chữa cháy tự động phải được trang bị cho nhà và công trình quy định tại Phụ lục C. Việc trang bị hệ thống chữa cháy tự ñộng cho nhà và công trình khác căn cứ trên cơ sở phân tích mức độ nguy hiểm cháy và các yếu tố khác liên quan đến việc bảo vệ con người và tài sản.

    Trong nhà và công trình quy định tại Phụ lục C cần phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ các phòng, không phụ thuộc vào diện tích, trừ các khu vực sau: Khu vực ẩm ướt (phòng tắm, vệ sinh, buồng lạnh, khu rửa…) Cầu thang bộ. Khu vực không có nguy hiểm về cháy.

    7.1.2 Lựa chọn hệ thống chữa cháy tự động trang bị cho nhà và công trình theo quy định tại 7.1.1 phải có chất chữa cháy phù hợp với yêu cầu tại 4.5 và phù hợp với yêu cầu cần bảo vệ.

    7.1.3 Khi thiết kế, trang bị hệ thống chữa cháy bằng khí phải tính đến yêu cầu về đảm bảo an toàn cho người; phải có những biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm bảo mọi người di chuyển nhanh ra khỏi khu vực nguy hiểm, hạn chế người vào khu vực sau khi đã xả khí, trừ khi cần thiết để cấp cứu nhanh người bị nạn; phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 6100, TCVN 6101 và TCVN 7161.

    7.1.4 Khi bố trí lắp đặt hệ thống thiết bị chữa cháy tự động có nguy hiểm cho người phải tính toán thời gian thoát nạn, đảm bảo cho người cuối cùng thoát ra khỏi căn phòng hoặc vùng cần bảo vệ trước khi hệ thống tự động xả chất chữa cháy. Lối thoát nạn trong nhà, công trình được trang bị hệ thống chữa cháy tự động phải phù hợp với yêu cầu quy định trong 7.1.3 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

    7.1.5 Hệ thống chữa cháy tự động phải có bộ phận điều khiển tự động và bằng tay. Đối với hệ thống chữa cháy bằng nước kiểu vòi phun xối (Drencher), hệ thống chữa cháy bằng hơi nước hoặc bằng khí cho phép thiết kế điều khiển từ xa và bằng tay.

    7.1.6 Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe bơm hoặc máy bơm chữa cháy di động.

     7.1.7 Những quy định khác về lựa chọn, bố trí hệ thống chữa cháy tự động được quy định tại TCVN 5760, TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161, TCVN 7336 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

    7.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động

    7.2.1 Hệ thống chữa cháy tự động sau khi lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống chữa cháy tự động chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn có liên quan.

    7.2.2 Trừ khi có những hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất một lần trong năm.

    7.2.3 Trong mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ các thiết bị chỉ hoạt động một lần như đầu phun sprinkler, đầu báo nhiệt dùng một lần..., tất cả các thiết bị và chức năng của hệ thống phải được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng, chất lượng chất chữa cháy.

    7.2.4 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động thực hiện theo TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161 các tiêu chuẩn khác có liên quan và những chỉ dẫn của nhà sản xuất.

    8 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

    8.1 Trang bị, bố trí hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình

    8.1.1 Hệ thống họng nước chữa cháy trang bị cho nhà và công trình sau:

    a) Nhà sản xuất có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 2500 m3 trở lên;

     b) Kho tàng có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 2500 m3 trở lên; c) Trong nhà ở gia đình từ 7 tầng trở lên; nhà ở tập thể, khách sạn, chung cư, cửa hàng ăn uống từ 5 tầng trở lên;

    d) Các cơ quan hành chính cao từ 6 tầng trở lên; trường học, bệnh viện cao từ 3 tầng trở lên;

    đ) Nhà ga, các loại công trình công cộng khác, nhà phụ trợ của công trình công nghiệp khi khối tích ngôi nhà từ 5000 m3 trở lên;

    e) Nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường, câu lạc bộ từ 300 chỗ ngồi trở lên;

    ) Chợ trung tâm thương mại kiên cố và bán kiên cố.

    8.1.2 Những trường hợp sau đây không bắt buộc lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình:

    a) Nhà sản xuất có bậc chịu lửa I, II và có thiết bị bên trong làm bằng vật liệu không cháy mà trong ñó gia công, vận chuyển, bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm là vật liệu không cháy;

    b) Trong các nhà sản xuất hạng D, E có bậc chịu lửa III, IV, V mà có khối tích dưới 1000 m3;

    c) Trong nhà tắm, nhà giặt công cộng;

    d) Trong nhà kho làm bằng vật liệu không cháy và chứa hàng hoá không cháy; đ) Trong trạm bơm, trạm lọc nước sạch của hệ thống thoát nước bẩn.

    e) Trong các nhà sản xuất và nhà phụ trợ của công trình công nghiệp không có đường ống cấp nước sinh hoạt hay sản xuất và việc cấp nước chữa cháy bên ngoài lấy từ sông, hồ, ao, hay bể nước dự trữ chữa cháy.

    8.1.3 Không trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình đối với nhà hoặc công trình có sử dụng hoặc bảo quản các chất mà khi tiếp xúc với nước có thể sinh ra cháy, nổ hoặc ngọn lửa lan truyền rộng.

    8.1.4 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình trong các nhà sản xuất, kho tàng có mức nguy hiểm cháy cao, nhà và công trình có chiều cao từ 25m trở lên, chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, vũ trường, nhà ga, cảng biển, nhà hát, rạp chiếu phim phải thường xuyên có nước được duy trì ở áp suất đảm bảo yêu cầu chữa cháy.

    8.1.5 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình có thể thiết kế độc lập hoặc kết hợp với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước.

    Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe bơm hoặc máy bơm chữa cháy di động. 8.1.6 Số họng nước chữa cháy, lưu lượng, cột áp nước chữa cháy trong và công trình được quy định tại TCVN 2622.

    8.1.7 Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình áp dụng theo TCVN 2622, TCVN 4513, TCVN 5760 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành có liên quan.

    8.2 Trang bị, bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

    8.2.1 Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà trang bị cho nhà và công trình sau:

    a) Nhà cơ quan hành chính, nhà ở tập thể, chung cư;

    b) Khách sạn, bệnh viện, trường học, công trình văn hóa, thể thao;

    c) Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; d) Nhà ga, kho tàng, nhà phụ trợ của công trình công nghiệp, các loại công trình công cộng khác;

    đ) Nhà sản xuất, công trình công nghiệp.

    8.2.2 Những trường hợp sau đây không bắt buộc lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà:

     a) Điểm dân cư có số người dưới 50 người và nhà có số tầng không cao quá 2 tầng;

    b) Các ngôi nhà ngoài điểm dân cư, các cơ sở ăn uống có khối tích đến 1000m3 , cửa hàng có diện tích đến 150m2 (trừ cửa hàng bán hàng công nghiệp), các nhà công cộng bậc chịu lửa I, II có khối tích đến 250m3 bố trí tại các điểm dân cư;

    c) Nhà sản xuất có hạng sản xuất E, bậc chịu lửa I, II có khối tích đến 1000m3 (trừ những ngôi nhà có cột bằng kim loại không được bảo vệ hoặc bằng gỗ, chất dẻo có khối tích lớn hơn 250m3 );

    d) Kho chứa sản phẩm nông nghiệp thời vụ có khối tích dưới 1000m3 ;

    đ) Nhà kho chứa vật liệu cháy hoặc vật liệu không cháy trong bao bì cháy được có diện tích đến 50m2

    8.2.3 Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà áp dụng theo TCVN 2622, TCVN 5760 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành có liên quan.

    8.3 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

    8.3.1 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà sau khi được lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống.

    Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

     8.3.2 Mỗi tuần một lần tiến hành kiểm tra lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể, vận hành máy bơm chữa cháy chính và máy bơm chữa cháy dự phòng.

     8.3.3 Ít nhất sáu tháng một lần kiểm tra các họng nước chữa cháy, kiểm tra độ kín các đầu nối khi lắp với nhau, khả năng đóng mở các van và phun thử 1/3 tổng số họng nước chữa cháy.

    8.3.4 Mỗi năm một lần tiến hành phun thử kiểm tra chất lượng toàn bộ vòi phun, ñầu nối, lăng phun đã trang bị; vệ sinh toàn bộ các van đóng mở nước và lăng phun nước, thay những thiết bị không đảm bảo chất lượng.

    8.3.5 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà được định kỳ bảo dưỡng kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất không quá một năm một lần.

    9 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy cơ giới

    9.1 Trang bị, bố trí phương tiện chữa cháy cơ giới

    9.1.1 Các kho lớn, cảng hàng không, cảng biển, cơ sở trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khu công nghiệp ngoài việc trang bị hệ thống chữa cháy, phải trang bị xe chữa cháy, tàu chữa cháy sử dụng được cả nước và bọt để chữa cháy.Đối tượng và định mức trang bị tối thiểu được quy định tại Bảng 6.

    Bảng 6

    Số
    TT

    Đối tượng

    Quy mô

    Xe chữa cháy,
    chiếc

    Máy bơm chữa cháy di động,
    chiếc

    1

    Kho

     

     

     

    1.1

    Kho dự trữ

    cấp Quốc gia

    1

     

    1.2

    Kho dự trữ

    cấp Bộ, ngành

     

     

    1.3

    Kho dầu mỏ và các sản phẩm

    dầu mỏ

    Tổng dung tích trên 100.000m3

    2

    1

    1.4

    Kho dầu mỏ và các sản phẩm

    dầu mỏ

    Tổng dung tích trên 15.000 đến
    100.000m3

    1

     

    1.5

    Kho dầu mỏ và các sản phẩm

    dầu mỏ

    Tổng dung tích nhỏ hơn 15.000m3

     

    1

    2

    Cảng hàng không

     

    3

     

    2.1

    Cảng hàng không

    Quốc tế

    2

     

    2.2

    Cảng hàng không

    Nội địa

    2

     

    2.3

    Cảng biển

    Loại I

    1

     

    2.4

    Cảng biển

    Loại II

     

     

    2.5

    Cảng nội địa khác

     

    1

    1

    3

    Cơ sở sản xuất

     

    1

     

    3.1

    Nhà máy nhiệt điện

    Công suất từ
    200MW trở lên

     

     

    3.2

    Nhà máy nhiệt điện

    Công suất từ
    300MW trở lên

    2

     

    3.3

    Nhà máy nhiệt điện, thủy điện

    Có công suất nhỏ hơn công suất trên

    1

    1

    3.4

    Nhà máy điện hạt nhân

    Không phụ thuộc vào công suất

    1

     

    3.5

    Nhà máy giấy

    Công suất trên
    35.000 tấn/năm

    1

     

    3.6

    Nhà máy dệt

    Công suất trên
    20 triệu mét2/năm

    1

     

    3.7

    Nhà máy xi măng

    Công suất trên
    1 triệu tấn/năm

    1

     

    3.8

    Nhà máy phân đạm

    Công suất từ
    180.000 tấn/năm trở lên

    1

     

    3.9

    Nhà máy thép

    Công suất từ 300.000 tấn phôi thép/năm trở lên

    1

     

    3.10

    Nhà máy giấy, dệt, xi măng

     phân đạm, thép

    Có công suất nhỏ hơn công suất trên

     

    1

    3.11

    Nhà máy lọc dầu và

    lọc hóa dầu

    Không phụ thuộc vào công suất

    2

     

    3.12

    Cơ sở chế biến khí đốt

    Công suất 15 triệu m3 khí/ngày đêm trở lên

    1

     

    3.13

    Cơ sở khai thác khoáng sản

    Công suất từ 300.000 tấn/năm trở lên

    1

     

    3.14

    Cơ sở chế biến khí đốt, khai thác khoáng sản

    Có công suất nhỏ hơn công suất trên

     

    1

    4

    Khu công nghiệp

     

     

     

    4.1

    Khu công nghiệp

    Tổng diện tích trên 300 ha

    3

     

    4.2

    Khu công nghiệp

    Tổng diện tích từ trên 150 đén 300 ha

    2

     

    4.3

    Khu công nghiệp

    Tổng diện tích từ 50 ha đến 150 ha

    1

     

    4.4

    Khu công nghiệp

    Tổng diện tích nhỏ hơn 50 ha

     

    1

     

    9.1.2 Cảng biển loại I và loại II trang bị thêm tối thiểu 01 tàu chữa cháy.

    9.1.3 Việc trang bị xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động cho nhà và công trình không có trong danh mục trên sẽ do cơ quan Phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền quy định.

    9.1.4 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động trang bị cho nhà và công trình đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Có đặc tính kỹ thuật và tính năng chữa cháy phù hợp với loại nhà và công trình cần bảo vệ;

    b) Có chất chữa cháy, phương tiện, dụng cụ trang bị kèm theo đúng quy định. 9.1.5 Xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động và các thiết bị chữa cháy theo xe, máy bơm phải được để trong nhà có mái che (nhà xe).

    9.1.6 Bố trí bến đậu cho tàu chữa cháy phải đảm bảo yêu cầu tàu chữa cháy cơ động nhanh, không bị vật cản khác che chắn, cản trở.

    9.2 Kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy cơ giới

    9.2.1 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và ñảm bảo luôn hoạt động tốt theo tính năng kỹ thuật của nhà sản xuất.

    9.2.2 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động luôn được nạp đủ nhiên liệu, chất chữa cháy và dụng cụ trang bị kèm theo đầy đủ.

    9.2.3 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng theo chế ñộ thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Nội dung các chế độ kiểm tra, bảo dưỡng theo quy ñịnh của nhà sản xuất.

    10 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói

    10.1 Trang bị, bố trí phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói

    10.1.1 Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên và có hơn 50 người trên một tầng phải được trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị loại phương tiện cứu người ñối với từng công trình cụ thể sẽ do cơ quan Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền quyết định.

    10.1.2 Phương tiện cứu người được trang bị phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu an toàn theo quy định của nhà sản xuất và phù hợp với điều kiện sử dụng.

    10.1.3 Việc lắp đặt các kết cấu treo, móc cho dây cứu người, thang dây, ống cứu người phải phù hợp với giới hạn chịu lửa, tải trọng, độ cao và khả năng cứu người an toàn. Vị trí lắp đặt phương tiện cứu người phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và tính năng sử dụng của phương tiện.

    10.1.4 Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được trang bị trên lối thoát nạn của nhà và công trình trong các khu vực sau:

    a) Ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người;

    b) Ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người;

    c) Theo các lối đi chính và cửa ra của các gian phòng sản xuất, trong đó số người làm việc lớn hơn 50 người;

    d) Ở các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng; đ) Trong các gian phòng công cộng và các nhà phụ trợ của các xí nghiệp công nghiệp, nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người;

    e) Ở các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên.

    10.1.5 Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h. Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10lux và cường ñộ chiếu sáng nhỏ nhất tại bất kỳ điểm nào dọc theo đường thoát nạn đo được không nhỏ hơn 1 lux. Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải ñược nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc chữ khác thích hợp từ khoảng cách tối thiểu 30m trong điều kiện chiếu sáng bình thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux).

    10.1.6 Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt, bố trí ở trên các cửa ra vào, hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng, chỉ dẫn lối đi và dễ quan sát. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố, giữa các đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30m.

    10.1.7 Dụng cụ phá dỡ thông thường trang bị cho nhà và công trình sau:

    a) Nhà sản xuất;

    b) Kho tàng;

    c) Nhà ở tập thể, khách sạn, chung cư, cửa hàng ăn uống;

    d) Các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện;

    đ) Nhà ga, các loại công trình công cộng khác;

    e) Nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường, câu lạc bộ, vũ trường;

    f) Chợ, trung tâm thương mại kiên cố và bán kiên cố.

    10.1.8 Trang bị tối thiểu một bộ dụng cụ phá dỡ thông thường cho nhà và công trình quy định tại.

    10.1.8 và bố trí tại khu vực thường trực về phòng cháy và chữa cháy.

    10.1.9 Phương tiện bảo hộ chống khói được trang bị cho các khách sạn và bố trí trong phòng tại ví trí dễ thấy, dễ lấy. Trang bị tối thiểu một người một khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị thêm mặt trùm lọc độc.

    10.1.10 Có biển chỉ dẫn thoát nạn và biển chỉ báo các vị trí lắp đặt phương tiện cứu người trong đám cháy ở các vị trí dễ quan sát.

    10.2 Kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói

    10.2.1 Phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, phương tiện bảo hộ chống khói được kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần.

    10.2.2 Mỗi năm một lần, phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được kiểm tra bảo dưỡng theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật của từng loại phương tiện. Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được thử nghiệm trong thời gian 2h, những phương tiện không đảm bảo thời gian làm việc phải được thay thế.

    10.2.3 Dụng cụ phá dỡ thông thường được kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần.

    10.2.4 Phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn trang bị cho nhà và công trình được bảo quản tránh mưa, nắng, ẩm ướt.

    11 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng dụng cụ chữa cháy thô sơ

    11.1 Trang bị, bố trí dụng cụ chữa cháy thô sơ

    11.1.1 Dụng cụ chữa cháy thô sơ được trang bị cho các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng, chợ, kho hàng hoá, cơ sở sản xuất và nhà ở gia đình.

    11.1.2 Trang bị dụng cụ chữa cháy thô sơ cho kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cửa hàng xăng dầu, các công trình xăng dầu được quy định tại TCVN 5307, TCVN 4530, TCVN 5684.

    11.1.3 Trang bị dụng cụ chữa cháy thô sơ cho nhà kho, cửa hàng, nhà sản xuất được quy định tại Bảng 7.

    Bảng 7

     

    Số TT

    Tên hạng mục công trình

    Thùng cát, m3

    Xẻng, chiếc

    Chăn sợi 1x2(m), chiếc

    Phuy, bể nước 200 lít, chiếc

    Xô múc nước, chiêc

    1

    Kho, cửa hàng chứa hàng hóa là vật liệu rắn không cháy

     

     

     

    1/500m2 sàn

    2/500m2 sàn

    2

    Kho, cửa hàng chứa hàng hóa là vật liệu rắn cháy được, kể cả chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy > 450C, nhưng phải đựng trong thùng hộp kín với khối lượng < 500 kg

    1/350m2 sàn

    2/350m2 sàn

    1/350m2 sàn

    1/350m2 sàn

    2/350m2 sàn

    3

    Kho, cửa hàng chứa thiết bị ô tô, xe máy

     

     

     

    1/200m2 sàn

    2/200m2 sàn

    4

    Phân xưởng sản xuất, chế biến có sử dụng thiết bị cơ khí, lò sấy, máy hàn

     

     

    1/200m2 sàn

    1/200m2 sàn

    2/200m2 sàn

    5

    Phân xưởng sản xuất, bao gói, phân loại, bảo quản hàng shoas không dùng đến lửa.

    1/300m2 sàn

     

    1/300m2 sàn

    1/300m2 sàn

    2/300m2 sàn

     

    11.1.4 Đối với các cơ sở khác, việc trang bị dụng cụ chữa cháy thô sơ sẽ tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu của từng cơ sở.

    11.1.5 Phương tiện chữa cháy thô sơ được bố trí ở từng khu vực phù hợp với yêu cầu sử dụng để chữa cháy. Mỗi dụng cụ đựng nước chữa cháy kèm theo ít nhất 2 xô (hoặc thùng) múc nước. Mỗi dụng cụ đựng cát kèm theo ít nhất 2 xẻng xúc.

    Các phương tiện chứa nước, đựng cát chữa cháy được che đậy, không để vật bẩn rơi vào.

    11.1.6 Để dễ nhận biết trong việc sử dụng, các phương tiện chữa cháy thô sơ: câu liêm, bùi nhùi, thang tre, xẻng, xô hoặc thùng múc nước, phuy đựng nước, thùng đựng cát, bơm tay cần được sơn đỏ.

    11.2 Kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thô sơ

    11.2.1 Phương tiện chữa cháy thô sơ được định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất 6 tháng một lần.

    11.2.2 Dụng cụ dùng để chứa nước và đựng cát chữa cháy đảm bảo luôn luôn đầy nước và cát hoặc không ít hơn 4/5 thể tích chứa. Cát được bảo quản luôn khô, không lẫn vật bẩn. Nếu thấy lượng nước, cát không đúng quy định phải bổ sung thêm. Thay cát mới, nước mới nếu thấy không đảm bảo để chữa cháy.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục A (Tham khảo)

    Mẫu sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy

     

    Trang bìa:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

     

     

     


    SỔ THEO DÕI

    PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

     

    Tên cơ sở:...........................................................................................................

    .............................................................................................................................

    .............................................................................................................................

    Địa chỉ:...............................................................................................................

    .............................................................................................................................

    Số điện thoại:................................. Fax:...........................................................

    Lập sổ, ngày ……….tháng ……năm ………..

    Người lập sổ:......................................................................................................

    Người phụ trách công tác PCCC của cơ sở:...................................................

    .............................................................................................................................

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trang 2,3,4 Bảng tổng hợp phương tiện PCCC

     

    Số TT

    Ngày, tháng, năm (kiểm tra hoặc đưa vào sử dụng)

    Loại phương tiện, hệ thống PCCC

    Ký mã hiệu

    Số lượng

    Đơn vị tính

    Tình trạng kỹ thuật

    Đạt yêu cầu

    Không đạt yêu cầu

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trang 5, 6 ….. (và các trang tiếp sau)

     

    Bảng theo dõi

    Tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc hệ thống) PCCC

     

    Hạng mục công trình:.................................................................................................

    .......................................................................................................................................

    Phương tiện PCCC (hoặc hệ thống PCCC) loại:......................................................

    Ở vị trí số: ……… (hoặc mã số phương tiện do cơ sở quản lý quy định)…….

     

     

    Số TT

    Ngày, tháng kiểm tra

    Nội dung và kết quả kiểm tra

    Phương pháp kiểm tra

    Kết luận

    Người, cơ quan kiểm tra

    Ký tên

    Ghi chú

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục B (Tham khảo)

    Mẫu thẻ theo dõi kết quả kiểm tra phương tiện phòng cháy và chữa cháy

     

    Thẻ theo dõi kết quả kiểm tra

    phương tiện phòng cháy và chữa cháy

    Tên phương tiện:…………………………………….

    Ký mã hiệu:…………… Số seri:…………………….

    Ngày, tháng, năm đưa vào sử dụng:……………….

     

    Ngày, tháng kiểm tra

    Kết quả kiểm tra

    Người, cơ quan kiểm tra

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Kích thước của thẻ: 100 x 150 (mm)

    (Ghi chú: Thẻ có dấu treo của cơ sở)

     

     

     

     

     

     

     

    Phụ lục C (Quy định)

    Nhà và công trình trang bị hệ thống chữa cháy tự ñộng

    Số TT

    Đối tượng trang bị

    Yêu cầu, chỉ số định mức

    1.                                   Nhà

    1.1

    Nhà kho chứa: - Vật liệu và sản phẩm gốc xenlulô, diêm, kim loại kiềm; - Len, dạ, da, kim loại và đá quý; - Phim, ảnh, băng hình trong bao bì không cháy với khối lượng bảo quản từ 200 kg trở lên, còn trong bao bì cháy ñược với bất kỳ khối lượng nào; - Vật tư linh kiện bán dẫn, vi mạch và linh kiện điện tử khác; -  động cơ, máy, thiết bị dự trữ trong ñó có nhiên liệu và dầu mỡ; - Vật liệu, hàng hóa thuộc hạng sản xuất C về nguy hiểm cháy bảo quản trên giá cao từ 5,5m trở lên.

    Không phụ thuộc vào diện tích xây dựng và số tầng

    1.2

    Nhà kho bảo quản cao su tự nhiên, cao su nhân tạo và các sản phẩm từ cao su.

     

    1.2.1

     Nhà 1 tầng

    Tổng diện tích xây dựng từ 750m2 trở lên

    1.2.2

    Nhà từ 2 tầng trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích xây dựng

    1.3

    Nhà kho cao từ 2 tầng trở lên bảo quản vật liệu, hàng hóa thuộc hạng sản xuất C về nguy hiểm cháy (trừ những trường hợp đã quy định tại các  điểm 1.1 và 1.2)

    Không phụ thuộc vào diện tích xây dựng

    1.4

    Nhà lưu trữ, thư viện, bảo quản tài liệu thống kê, tài liệu lịch sử viết tay và các tài liệu quý khác

    Không phụ thuộc vào diện tích xây dựng

    1.5

    Nhà cao từ 25m trở lên (trừ nhà sản xuất hạng sản xuất D và E)

    Không phụ thuộc vào diện tích

    1.6

    Nhà khung thép mái tôn 1 tầng:

     

    1.6.1

     Công cộng (*), tập thể, dân dụng

    Diện tích từ 800m2 trở lên

    1.6.2

    Thương mại (**) - hành chính

    Diện tích từ 1.200m2 trở lên

    1.7

    Nhà chuyên doanh thương mại (**) (không lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động tại các khu vực bảo quản và chuẩn bị thịt, cá, hoa quả, rau trong bao bì không cháy; bát đĩa kim loại, vật liệu không cháy):

     

    1.7.1

    Ngầm dưới đất

    Diện tích từ 200m2 trở lên

    1.7.2

    Nhà 1 tầng (trừ đối tượng đã nêu tại điểm 1.6)

    Diện tích từ 3.500m2 trở lên.

    1.7.3

    Nhà 2 tầng Diện tích từ 3.500m2 trở lên

     

    1.7.4

    Nhà cao trên 3 tầng

    Không phụ thuộc vào diện tích

    1.7.5

    Nhà chuyên kinh doanh các chất lỏng dễ bắt cháy và dễ cháy (trừ trạm xăng ô tô và hàng dung dịch đựng trong các can, mỗi can có dung tích không lớn hơn 20 lít) 

    Không phụ thuộc vào diện tích

    1.

    Nhà và tổ hợp văn hóa (kể cả tổ hợp văn hóa trong các tổ hợp nhà sản xuất, nhà kho và nhà ở)

    Không phụ thuộc vào diện tích và số tầng

    1.9

    Nhà triển lãm, quảng cáo:

     

    1.9.1

    Nhà 1 tầng

    Diện tích từ 1.000m2 trở lên

    1.9.2

    Nhà 2 tầng trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích

    2.                                Công trình

    2.1

    Công trình cáp (hầm, máng, đường hầm, giếng, sàn 2 lớp, giàn, khoang… sử dụng để đi cáp điện lực hoặc cáp thông tin) của nhà máy điện

    Không phụ thuộc vào diện tích

    2.2

    Công trình cáp khác có điện áp từ 500 KV trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích

    2.3

    Công trình cáp điện áp 110 KV đấu nối với máy biến áp có công suất từ 63 KVA trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích

    2.4

    Công trình cáp nối của nhà sản xuất và nhà dân dụng 

    Trên 100m3

    2.5

    Hầm cáp hỗn hợp của nhà sản xuất và nhà dân dụng trong đó đặt cáp hoặc dây dẫn có điện áp 220V, thể tích hầm cáp trên 100m3 với số lượng sợi cáp: 

    Từ 12 sợi trở lên

    2.6

    Băng tải kín hoặc hở vận chuyển nguyên vật liệu dễ cháy 

    Dài từ 25 m trở lên

    2.7

    Trên trần treo (phần không gian kỹ thuật) để đi ống thông gió, ống cấp nước và máng cáp có trên 12 sợi cáp, điện áp từ 220V trở lên cách điện bằng vật liệu cháy và khó cháy (bao gồm cả đi chung trên cùng giá đỡ)

    Không phụ thuộc vào diện tích và thể tích

    2.8

     Cửa hàng xăng dầu và bể chứa chất lỏng dễ cháy và chất lỏng cháy

    Theo TCVN 5307, TCVN 4530, TCVN 5684.

    3.                              Phòng, buồng

    Sử dụng làm kho, sản xuất

    3.1

    Thuộc hạng sản xuất A và B (trừ nhà chế biến và bảo quản nông sản dạng hạt)

    Diện tích từ 300 m2 trở lên

    3.2

    Chứa, bảo quản, sản xuất vật liệu và sản phẩm cao su, gỗ (xenlulô), diêm, kim loại kiềm, vật tư linh kiện bán dẫn, vi mạch và linh kiện điện tử khác. Vật liệu và sản phẩm từ len, dạ, da; phim, ảnh, băng hình làm từ vật liệu cháy được. 

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.3

    Thuộc hạng sản xuất C (trừ những trường hợp đã nêu tại điểm 3.2):

     

    3.3.1

    Ở tầng lửng hoặc tầng hầm

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.3.2

    Ở các tầng nổi trên mặt đất khác

    Diện tích từ 300m2 trở lên

    3.4

    Bảo quản và sản xuất vật liệu và sản phẩm từ quặng nhôm, keo cao su; sản phẩm chất lỏng dễ bắt cháy và dễ cháy như: dung môi, sơn, keo dán, matit, dung dịch ngâm tẩm; buồng sơn, tổng hợp cao su nhân tạo, máy nén có ñộng cơ tuốc bin khi, phòng gia nhiệt dầu mỏ và dầu diezel

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.5

    Buồng thí nghiệm điện cao áp, buồng có vách ngăn bằng vật liệu cháy được

    Không phụ thuộc vào diện tích

    Phòng, buồng động lực

    3.6

    Phòng máy biến áp và máy bù từ 500 KV trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.7

    Phòng máy biến áp điện áp 220 – 230 KV với công suất mỗi máy từ 200 MVA trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.8

    Phòng máy biến áp và máy cắt trong thùng kín :

     

    3.8.1

    Có công suất từ 63 MVA trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.8.2

    Có điện áp từ 110 KV trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích

    Phòng, buồng thông tin liên lạc

    3.9

    Các xưởng kỹ thuật của thiết bị đầu cuối, phòng chuyển mạch trung gian, trung tâm truyền và nhận tín hiệu radio.

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.10

    Phòng tổng đài số, trung tâm kiểm soát điện thoại; trung tâm máy tính, điện báo của bưu điện tỉnh, thành phố với tổng thể tích ngôi nhà từ 40.000m3 trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.11

    Tổng đài điện thoại tự động với dung lượng từ 10.000 số thuê bao, kênh hoặc điểm nối 

    Không phụ thuộc vào diện tích gian phòng

    3.12

    Phòng chia, kết nối có sử dụng máy vi tính để điều khiển các tổng đài ñiện thoại tự động có dung lượng từ 10.000 kênh liên tỉnh, thành phố trở lên 

    Có diện tích từ 24m2 trở lên

    3.13

    Phòng xử lý, phân loại, bảo quản, đóng gói thư, điện tín, điện báo, báo chí

    Có diện tích từ 500m2 trở lên

    Phòng, buồng giao thông vận tải

    3.14

    Các buồng, phòng sản xuất, sửa chữa, gia công tàu hoả (máy điện, thiết bị, sửa chữa và gia công toa tàu, bánh, động cơ…)

    Không phụ thuộc vào diện tích phòng, buồng

    3.15

    Phòng và công trình thành phần của hệ thống tàu điện ngầm (trừ lối trạm chuyển, chở khách, phòng ắc quy, trạm bơm nước, thiết bị sưởi, buồng thông gió)

    Không phụ thuộc vào diện tích phòng, buồng

    3.16

    Trung tâm điều khiển giao thông có các hệ thống tự động, trung tâm thông tin liên lạc vô tuyến điện trung, cao tần

    Không phụ thuộc vào diện tích phòng, buồng

    3.17

    Phòng tháo lắp động cơ máy bay, thiết bị bay, sác si và bánh xe máy bay, trực thăng

    Không phụ thuộc vào diện tích buồng

    3.18

    Phòng sản xuất, sửa chữa động cơ máy bay 

    Không phụ thuộc vào diện tích phòng, buồng

    3.19

    Phòng để phương tiện giao thông trong một số công trình (trừ trong nhà ở):

     

    3.19.1

    Tầng hầm (kể cả dưới gầm cầu)

    Không phụ thuộc vào diện tích phòng, buồng

    3.19.2

    Tầng lửng, tầng trên mặt đất Từ 3 xe ô tô trở lên 3.20. Đường dừng ñỗ tàu ñiện ngầm có bảo dưỡng kỹ thuật

    Từ 4.500 m2 trở lên

    Phòng công năng công cộng

    3.21

    Phòng bảo quản và giao dịch khối lượng lớn ấn phẩm, tài liệu, bản thảo và tư liệu khác có giá trị (kể cả hồ sơ lưu trữ của phòng mổ)

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.22

    Kho lưu trữ thư viện với trữ lượng từ 500.000 đơn vị sách, tài liệu trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.23

    Gian triển lãm 

    Diện tích từ 1.000 m2 trở lên

    3.24

    Phòng bảo quản và trưng bày tác phẩm, vật phẩm giá trị của viện bảo tàng

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.25

    Phòng, buồng, nhà có chức năng văn hoá, nghệ thuật:

     

    3.25.1

    Rạp chiếu phim, câu lạc bộ, nhà hát có sân khấu kích thước 21x15 m với bất kể số lượng khán giả hoặc sân khấu kích thước nhỏ hơn 21x15 m với số lượng thiết kế trên 700 khán giả

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.25.2

    Phòng hoà nhạc hoặc hoà nhạc - chiếu phim với 800 chỗ trở lên

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.25.3

    Kho: đạo cụ, phông màn, dụng cụ sân khấu, trường quay 

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.25.4

    Trường quay

    Diện tích từ 1.000 m2 trở lên

    3.25.5

    Phòng bảo quản hành lý xách tay, kho chứa vật liệu cháy được ở nhà ga (kể cả sân bay) bố trí ở các tầng:

     

    3.25.5.1

    Tầng hầm, tầng ngầm

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.25.5.2

    Tầng trên mặt đất 

    Diện tích từ 300 m2 trở lên

    3.25.6

    Buồng, phòng bảo quản vật liệu cháy được hoặc vật liệu không cháy trong bao bì cháy được bố trí ở:

     

    3.25.6.1

    Dưới khán đài công trình thể thao có mái che

    Diện tích từ 100 m2 trở lên

    3.25.6.2

    Trong công trình thể thao có mái che với sức chứa từ 800 chỗ trở lên

    Diện tích từ 100 m2 trở lên

    3.25.6.3

    Dưới khán đài công trình thể thao ngoài trời có sức chứa trên 3.000 chỗ

    Diện tích từ 100 m2 trở lên

    3.25.7

    Phòng máy tính chủ, thông tin liên lạc, bảo quản bảng từ, băng giấy lưu trữ, thiết bị máy móc quay, phòng kỹ thuật dưới sân khấu, trường quay 

    Không phụ thuộc vào diện tích

    3.25.8

    Phòng, gian kinh doanh hàng hoá trong toà nhà công năng khác (nhà ở, nhà công cộng…) bố trí ở:

     

    3.25.8.1

    Tầng lửng, tầng hầm

    Diện tích từ 200 m2 trở lên

    3.25.8.2

    Các tầng khác trên mặt đất

    Diện tích từ 500 m2 trở lên

    4.                                    Thiết bị

    4.1

    Có buống sơn sử dụng chất lỏng dễ cháy hoặc chất lỏng cháy

    Không phụ thuộc vào loại thiết bị

    4.2

    Có buồng sấy

    Không phụ thuộc vào loại thiết bị

    4.3

    Tháp thu hồi chất thải cháy được

    Không phụ thuộc vào loại thiết bị

    4.4

    Máy biến áp làm mát bằng dầu với điện áp:

     

    4.4.1

    Điện áp 500 KV

    Bất kỳ công suất nào

    4.4.2

    Điện áp từ 220 đến 330 KV

    Công suất 200 MVA trở lên

    4.4.3

    Điện áp 110 KV lắp đặt trong nhà máy thuỷ điện

    Công suất mỗi máy là 63 MVA trở lên

    4.5

    Máy cắt dầu trong thiết bị phân phối kín

    Có khối lượng dầu từ 60 kg trở lên

    4.6

    Các trạm điện thử nghiệm dùng máy phát điện diezel, xăng thiết kế trên xe ô tô hoặc rơ móoc

    Không phụ thuộc vào diện tích

    4.7

    Các giá có chiều cao trên 5,5 m để bảo quản vật liệu cháy được hoặc vật liệu không cháy đựng trong bao bì cháy được

    Không phụ thuộc vào diện tích

    4.8

    Thùng, téc chứa dầu có dung tích chứa

    Từ 3 m3 trở lên

                 

     

     

    (*) Nhà công cộng, ví dụ: trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, thể thao,…

    (**) Nhà phục vụ cho kinh doanh, thương mại hay giải trí, ví dụ: chợ, trung tâm thương mại, vũ trường,…

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Thư mục tài liệu tham khảo

    1. 20 TCN 33:1985 Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.

    2. TCVN 3991:1985 Nhóm H - Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng - Thuật ngữ - Định nghĩa.

    3. TCVN 4317:1986 Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.

    4. TCVN 3254:1989. An toàn cháy - Yêu cầu chung.

    5. TCVN 4879:1989 (ISO 6309:1987) Nhóm T - Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn.

    6. TCVN 5040:1990 Nhóm T - Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ.

    7. TCVN 5279:1990 An toàn cháy nổ - Bụi cháy - Yêu cầu chung.

    8. TCVN 5303:1990 (nhóm T) An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa.

    9. TCVN 5314:1991 Dàn khoan biển - Quy phạm phân cấp và chế tạo - Phòng cháy và chữa cháy.

    10. TCN 48:1996 Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ - Những quy định chung.

    11. TCVN 5065:1996 Khách sạn - Tiêu chuẩn thiết kế.

    12. TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế. 13. TCVN 6161:1996 Phòng cháy chữa cháy chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế.

    14. TCVN 4245:1996 Soát xét lần 1. Yêu cầu kĩ thuật an toàn trong sản xuất, sử dụng oxy, axetylen.

    15. TCVN 6100:1996 ISO 5923:1984 Phòng cháy và chữa cháy - Chất chữa cháy.

    16 TCVN 6102:1996 ISO 7202:1987 Phòng cháy, chữa cháy - Chất chữa cháy - Bột.

    17. TCVN 6223:1996 Cửa hàng kinh doanh khí đốt hóa lỏng - Yêu cầu chung về an toàn.

    18. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997.

    19. TCVN 4586:1997 Vật liệu nổ công nghiệp - Yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

    20. TCN 58:1997 Phòng cháy chữa cháy chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu an toàn trong khai thác.

    21. TCVN 6174:1997 Soát xét lần 2. Vật liệu nổ công nghiệp - Yêu cầu an toàn về sản xuất, thử nổ và nghiệm thu.

    22. TCVN 6304:1997 Chai chứa khi đốt hóa lỏng - Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển.

    23. TCXD 215:1998 Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Phát hiện cháy và báo động cháy.

    24. TCXD 216:1998 Phòng cháy, chữa cháy - Từ vựng - Thiết bị chữa cháy.

    25. TCXD 217:1998 Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm.

    26. TCXD 218:1998 Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy - Quy định chung.

    27. TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kĩ thuật.

    28. TCVN 6379 : 1998 Thiết bị chữa cháy-Trụ nước chữa cháy-Yêu cầu kỹ thuật.

    29. Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày 10 tháng 5 năm 20001 của Bộ Thương mại - Bộ Công an quy định việc trang bị và quy định các phương tiện chữa cháy trong các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.

    30. Luật Phòng cháy và chữa cháy, số 27/2001-QH10 ngày 29/6/2001.

    31. Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    32. Quy chuẩn tối thiểu về lắp đặt thiết bị và kiểm tra, thử nghiệm lắp đặt và thiết bị chữa cháy Hồng Kông. Tháng 3.1994 (Codes of Practice for minimum fire service installations and equipment and inspection and testing of installations and equipment. March 1994.

    33. HΠБ 110-99 ПЕРЕЧЕНЬ ЗДАНИЙ, СООРУЖЕНИЙ, ПОМЕЩЕНИЙ И ОБОРУДОВАНИЯ, ПОДЛЕЖАЩИХ ЗАЩИТЕ АВТОМАТИЧЕСКИМИ УСТАНОВКАМИ ПОЖАРОТУШЕНИЯ И АВТОМАТИЧЕСКОЙ ПОЖАРНОЙ СИГНАЛИЗАЦИЕЙ. Tiêu chuẩn an toàn PCCC. Danh mục nhà, công trình, buồng và thiết bị bắt buộc thiết kế, lắp ñặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự ñộng của Bộ Nội vụ CHLB Nga (The list of building, constructions, rooms and equipment subject to protection by automatic extingguishing and fire detection installations). 25. СНиП 2.04.02-84 СТРОИТЕЛЬНЫЕ НОРМЫ И ПРАВИЛА - ВОДОСНАБЖЕНИЕ. НАРУЖНЫЕ СЕТИ И СООРУЖЕНИЯ. Tiêu chuẩn xây dựng (Liên Xô cũ). Cấp nước. Mạng ống ngoài nhà và lắp đặt.

  • Allegra

    allegra

  • Allegra-41536

    Allegra-41536

  • Allegra-41536-màu

    allegra-41536-mau

  • Allegra-41536-trắng

    allegra-41536-trang

  • Ambassado

    Ambassado

  • Aquatic

    Aquatic

  • Art

    art

  • Atalya

    Atalya

  • Babylon

    babylon

     

  • Barel

    barel

  • Barrel

    Barrel

  • BARREL

    BARREL

  • Barrel

    bar_and_table

  • Bar_and_table

    bar_and_table

  • Beer

    Beer

  • Beer_mug

    Beer_mug

  • Bella

    beer

Catalogue Pasabahce 3D

Sản phẩm siêu mới hỗ trợ khách hàng. Bấm vào liên kết ảnh bên dưới để tham khảo Showroom 3D

Catalogue Pasabahce 3D

CHÚNG TÔI LÀ AI?

Tập đoàn Pasabahce bắt đầu các hoạt động của mình từ năm 1935 với các xưởng sản xuất thủy tinh gia dụng đầu tiên được thành lập tại vùng Pasabahce, Istanbul, Thổ Nhỉ kỳ, kể từ đó, Pasabahce đã được đầu tư các kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào ngành công nghiệp thủy tinh cũng như các hoạt động nghiên cứu và phát triển để đảm bảo đáp ứng toàn bộ các nhu cầu thiết yếu về các sản phẩm thủy tinh trong nước.

Những năm 1960, Pasabahce bắt đầu mỡ rộng hoạt động hướng tới thị trường toàn cầu, phát triển không ngừng để xếp hạng trong số các nhà sản xuất thủy tinh uy tín nhất châu âu và thế giới.

Hiện tại, sản phẩm của Pasabahce được phân phối trên 145 quốc gia toàn thế giới và chọn CÔNG TY TNHH TM ĐÌNH QUANG là nhà phân phối chính thức tất cả các sản phẩm thủy tinh gia dụng của Pasabahce tại Việt nam.

BẢN ĐỒ

BẢN ĐỒ TRỤ SỞ CHÍNH

Template modified by Peakso.com